BÀI 7. CÁC THÔNG SỐ CẦN BIẾT KHI ĐIỀU TRỊ HBOT
MỘT SỐ THÔNG SỐ VỀ ÁP SUẤT
Áp suất là lực trên một đơn vị diện tích tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể trên đơn vị diện tích (hệ mét hoặc hệ inch) được tác dụng. Là một đại lượng vật lý cơ bản để đo lực tác dụng lên bề mặt nhất định và đóng vai trò lớn trong việc điều trị cũng như tập luyện bằng liệu pháp oxy cao áp
Công thức tính áp suất: P=F/S
Trong đó:
-
F : lực tác động lên bề mặt (N)
-
S: diện tích bề mặt chịu lực (m2 )
Theo công thức trên ta có đơn vị của áp suất sẽ là: N/m2
Người ta sẽ sử dụng đơn vị Pascal là đơn vị chuẩn cho tất cả các đơn vị áp suất khác thuộc hệ thống đơn vị quốc tế (SI). Nó được định nghĩa là N/m2
Áp suất kỹ thuật (ATA) là đơn vị áp suất tương đương với với kilôgam lực trên centimet vuông (kgf/cm²). là đơn vị đo áp suất không phải SI. Đây là đơn vị đo lực trên một đơn vị diện tích. Tên gọi khác của đơn vị này là khí quyển kỹ thuật (ký hiệu at). 1 at = 98,0665 kPa ≈ 0,96784 atm chuẩn.
Pascal (Pa) là đơn vị đo áp suất, ứng suất, mô đun Young và độ bền kéo cực đại có nguồn gốc từ SI. Đây là đơn vị đo lực trên một đơn vị diện tích, được định nghĩa là một newton trên một mét vuông. Ví dụ: Trên Trái Đất, áp suất khí quyển chuẩn là 101.325 Pa = 101.325 kPa.
Bar (ký hiệu là bar) là đơn vị áp suất không thuộc SI, được định nghĩa chính xác bằng 10⁵ Pa hoặc 10⁶ dyn/cm² trong CGS. Nó gần bằng áp suất khí quyển trên Trái Đất ở mực nước biển. 100.000 Pa = 1 bar ≈ 750,0616827 Torr. Tên đơn vị này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp βάρος , có nghĩa là trọng lượng
Psi (Pound per Square Inch/ pound trên inch vuông) : Psi là đơn vị áp suất được sử dụng rộng rãi để đo áp suất lốp xe. 1 psi tương đương với khoảng 6894,76 Pa. Đây là đơn vị đo lực trên một đơn vị diện tích.
Khí quyển/ Atmospheric Pressure(atm) Khí quyển là đơn vị áp suất dùng để đo áp suất khí quyển. Một atm tương đương với áp suất do một cột thủy ngân dài 760 mm ở 0°C tạo ra. 1 atm = 101.325 Pa. Vì mục đích thực tế, nó đã được thay thế bằng bar, bằng 100 kPa.
Pascal (Pa) |
Bar (bar) |
Atmosphere kỹ thuật (at) |
Atmosphere (atm) |
Torr (Torr) |
Pound trên inch vuông (psi) |
|
---|---|---|---|---|---|---|
1 Pa | ≡ 1 N/m2 | 10−5 | 1,0197×10−5 | 9,8692×10−6 | 7,5006×10−3 | 145,04×10−6 |
1 bar | 100000 | ≡ 106 dyne/cm2 | 1,0197 | 0,98692 | 750,06 | 14,504 |
1 at | 98.066,5 | 0,980665 | ≡ 1 kgf/cm2 | 0,96784 | 735,56 | 14,223 |
1 atm | 101.325 | 1,01325 | 1,0332 | ≡ 1 atm | 760 | 14,696 |
1 torr | 133,322 | 1,3332×10−3 | 1,3595×10−3 | 1,3158×10−3 | ≡ 1 Torr; ≈ 1 mmHg | 19,337×10−3 |
1 psi | 6.894,76 | 68,948×10−3 | 70,307×10−3 | 68,046×10−3 | 51,715 | ≡ 1 lbf/in2 |
BẢNG CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ ÁP SUẤT
TỐC ĐỘ LƯU THÔNG KHÍ
Tốc độ lưu thông khí trong buồng là lưu khí lưu thông vào và ra trong buồng điều trị đơn vị đo là lít trên phút. Trong điều trị oxy cao áp tốc độ lưu thông khí vào buồng và ra khỏi buồng cần phải bằng nhau thì áp suất điều trị buồng sẽ không đổi đảm bảo việc điều trị được thuận lợi và an toàn.
Tốc độ lưu thông khí đảm bảo được các yêu cầu sau
- Đối với buồng đơn giúp giải phóng CO2 khi bệnh nhân thở ra và điều hòa nhiệt
- Đối với buồng đa giúp loại bỏ bớt CO2 ra khỏi buồng và tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân. Thông thường thì buồng đa có điều hòa nên yếu tố nhiệt không được đề cập nhiều
LƯU LƯỢNG THỞ
- là lưu lượng khí oxy hít vào thông qua mát thở - thường được sử dụng trong buồng oxy cao áp đa. Lưu lượng thở thường 6-8 lít/ phút