BÀI 1. ĐIỀU TRỊ OXY CAO ÁP theo Quyết định 2539/QĐ-BYT P1

  14-08-2024

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2539/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày19tháng 6năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ BẰNG ÔXY CAO ÁP

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;

Căn cứ Nghị định 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Xét Biên bản họp ngày 09 tháng 4 năm 2019 của Hội đồng nghiệm thu Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật điều trị bằng ôxy cao áp của Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật điều trị bằng Ôxy cao áp”, gồm 10 quy trình kỹ thuật.

Điều 2.Tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật điều trị bằng Ôxy cao áp” ban hành kèm theo Quyết định này được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn này và điều kiện cụ thể của đơn vị, Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng và ban hành tài liệu Hướng dẫn quy trình kỹ thuật điều trị bằng Ôxy cao áp phù hợp để thực hiện tại đơn vị.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4.Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng và Vụ trưởng các Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Y tế các Bộ, Ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
-Như Điều 4;
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để b/c);
- Các Thứ trưởngBYT;
- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (để phối hợp);
- Cổng thông tin điện tử BYT;
- Website Cục QLKCB;
- Lưu VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến

 

DANH SÁCH

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ BẰNG ÔXY CAO ÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2539/QĐ-BYT ngày19tháng 6năm 2019của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TT

TÊN QUY TRÌNH KỸ THUẬT

1.

Quy trình kỹ thuật điều trị ôxy cao áp bằng buồng đa ngăn, đa chỗhoặc đơn ngăn, đa chỗ (trị liệu ôxy cao áp- HBOT)

2.

Quy trìnhkỹ thuật điều trị ôxy cao áp bằng buồng đơn (trị liệu Ôxy cao áp -HBOT)

3.

Quy trình hồisức tích cực trong điều kiện Ôxy cao áp (Hồi sức cao áp)

4.

Quy trình kỹthuật đảm bảo an toàn cho hoạt động điều trị của buồng ôxy cao áp

5.

Quy trình xử lý các trường hợp tai biếnvà sự cố xảy ra trong buồng cao áp

6.

Quy trình kỹ thuật điều trị ôxy cao áp bằng phác đồ Vininam 1 (phác đồ thường quy) cho buồng đa.

7.

Quy trình kỹ thuật điều trị ôxy cao áp bằng phác đồ Vininam 2 cho buồng đa

8.

Quy trình kỹ thuật điều trị ôxy cao áp bằng phác đồ Vininam 3 cho buồng đa

9.

Quy trình kỹ thuật điều trị ôxy cao áp bằng phác đồ Vininam 4 cho buồng đa

10.

Quy trình kỹ thuật điều trị ôxy cao áp bằng phác đồ Vininam5 cho buồng đa

 

Quy trình 1

QUY TRÌNH KỸ THUẬT
ĐIỀU TRỊ ÔXY CAO ÁP BẰNG BUỒNG ĐA NGĂN, ĐA CHỖ HOẶC ĐƠN NGĂN, ĐA CHỖ (TRỊ LIỆU ÔXY CAO ÁP - HBOT)

I. ĐẠI CƯƠNG

Khi ở áp suất bình thường trong 100 ml máu chỉ có 0,3 ml ôxy dạng hòa tan, đối với môi trường ôxy cao áp thì nồng độ ôxy có thể tăng từ 10-13 lần. Vì vậy, ôxy cao áp đã được sử dụng nhằm chủ động cung cấp lượng ôxy cần thiết trong điều trị các tình trạng bệnh lý do thiếu ôxy của cơ thể.

Điều trị bằngôxy cao áp (HBOT) là phương pháp điều trị mà người bệnh được thởôxy nguyên chất hoặc hỗnhợp khí giàu ôxy trong một thiết bị có khảnăng chịu áp lực cao gọi là buồng cao áp (hyperbaric chamber) dưới điều kiện áp suất lớn hơn áp suất khí quyển (lớn hơn 1 Atmosphe). Ôxy cao áp trong lâm sàng áp dụng đểđiều trị hoặc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Hiện nay Việt Nam sử dụng các loại buồng ôxycao áp đa chỗ (cùng một lúc sử dụng cho nhiều người bệnh).

Buồng đa ngăn, đa chỗ(Multichamber, multiplaces): Có từ 2 ngăn điều trị trở lên có thể điều trị cho cả nhữngngười bệnh nặng cần phảiđược hồi sức trong điều kiện cao áp (gọi là Hồisức cao áp). Có ngăn giảm áp riêng để có thể thực hiện thay đổikíp thày thuốc, người bệnh trong quá trình điều trị. Các loại buồng đa ngăn hiện nay đều được thiết kế có các đường cung cấp ôxy riêng cho từng người bệnh, giúp cho việc sử dụng công nghệ ôxy cao áp ngắtquãng rất an toàn.

II. CHỈ ĐỊNH

1. Các chỉđịnh chính thức

1. Các nghẽn mạch do không khí hoặc khí

2. Bệnh giảm áp do lặn

3. Ngộ độc CO, CO2, Cyanide

4. Bệnh hoại thư sinh hơi (Gas gangren)

5. Các tổn thương do đụng dập

6. Hội chứng chèn ép khoang

7. Các thiếu máu do chấn thương cấp tính

8. Thiếu máu do viêm tắc động mạch, thiếu máu nặng

9. Ápxe nộisọ, phù não

10. Nhiễm trùng phần mềm hoại tử, vết thương, vết loét chậm liền

11. Viêm tủy xương mạn tính dai dẳng

12. Các tổnthương chậm liền do bức xạ (tổnthương phần mềm và hoại tử xương)

13. Tổn thương do bỏng cấp tính

14. Điếc đột ngột

15. Tổnthương não do treo cổ, do đuốinước gần

Ghichú: [Các chỉ định này có tham khảo chỉđịnh của Hội Y học dưới nước và cao áp Quốc tế (UHMS) và Hội Y học dưới nước và Ôxy cao ápViệt Nam -2019].

2. Các chỉ địnhđiều trị hỗ trợcác bệnh lý ngoại khoa (Ngoại khoa cao áp)

16. Tổn thương do chèn ép và chỗnốichi bị đứt rời.

17. Sau cấy ghép da.

18. Sau ghép các mô, cơ quan

19. Chấn thương sọ kín, hở

20. Đau sau mổ(do phù nềvà chèn ép)

21. Hỗ trợ mổ tim và hồi phục chức năng tim sau mổ

22. Tổnthương do gãy xương

3. Chỉ định điều trị hỗ trợ cho các bệnh nội khoa và các bệnh khác

23. Nhồi máu não, xuất huyết não giai đoạn thoái lui.

24. Tắc động mạnh trung tâm võng mạc

25. Tắcruột cơ năng (do liệt ruột)

26. Các bệnh tự miễn

27. Mất ngủ kéo dài

28. Rối loạn tiền đình

29. Bệnh lý mạch vành (nhồi máu cơ tim cấp, thiếu máu cơ tim).

30. Các loại tổnthương do đái tháo đường.

31. Nhiễm trùng kỵ khí (Anerobic Infection).

32. Viêm da cơ địa dị ứng

33. Đau cột sống cấp và mạn tính

34. Bệnh thoái hóa khớp

35. Viêm khớp nhiễm khuẩn

36. Tổn thương dây thần kinh ngoại biên và bệnh lý thần kinh

37. Đau nửa đầukiểu Migraine

38. Điếc do thiếu máu tai trong và thiếu máu não

39. Tự kỷ trẻ em.

4. Chỉ định điều trị phục hồi chức năng

40. Phục hồi chức năng trí tuệ do các nguyên nhân khác nhau: Di chứng não sau tai biến mạch não, sau ngộ độc gây tổn thương não, mất trí nhớ sau nhiễm độc hay chấnthương...

41. Phục hồi chức năng vận động sau tai biến não, tủy...

42. Chứng liệt não, co giật do thiếuôxy não

43. Phục hồi chức năng nào ở những người bệnh bị đời sống thực vật

44. Bệnh thần kinh cột sống do đụng dập và thoái hóa bó mạch-thần kinh.

45. Chứng liệt 2 chi, tứ chi do chèn ép bó mạch - thần kinh không hoàn toàn

46. Hỗ trợ phục hồi chức năng cho các chi ghép nối với chi giả.

5. Phục hồi sức khỏe

47. Mệt mỏi mạn tính, stress do căng thẳng thần kinh tâm lý.

48. Hỗtrợ thẩm mỹ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1. Khi người bệnh đang sử dụng 1 số loại thuốcsau đây:

+ Các thuốc điều trị bệnh bạch cầu.

+ Một số thuốc chữa chứng bệnh nghiện rượu mạn tính.

+ Thuốc là đồng phân của các nguyên tố bạch kim.

2. Tràn khí, tràn dịch màng phổi chưa điều trị khỏi.

3. Xuất huyết não cấp tính.

4. Suy tim nặng.

5. Có thai 3 tháng đầu.

6. Viêm tắc vòi tai, viêm xoang cấp.

7. Các rối loạn dạng co giật do nguyên nhân thực tổnở não.

8. Khí phế thũng có tăng CO2, hen phế quản, co thắt phế quản cấp tính.

9. Hội chứng sợ buồng kín mà không thể thích nghi được.

10. Các trường hợp sốt cao (>38°).

11. Viêm dây thần kinh thị giác.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Là các bác sỹ, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên có chứng chỉ hành nghề y và chứng chỉ đào tạo về Y học cao áp hoặc Cao áp lâm sàng.

- Luôn luôn có nhân viên y tế ở khu vực bàn điều khiểnvà nhân viên y tế trong buồng cao áp để chăm sóc, theo dõi người bệnh.

- Xem xét hồ sơ bệnh án, thực hiện nghiêm túc y lệnh.

- Kiểm tra lại phác đồ điều trị cho từng người bệnh.

2. Máy, thiết bị điều trị cho buồng cao áp đa ngăn, đa chỗ và đơnngăn, đa chỗ

2.1. Kiểm tra việc chuẩnbị buồngcao áp

- Kiểm tra các đường dẫn khí, các van điều chỉnh lưu lượng ôxy và ghế ngồi của người bệnh.

- Kiểm tra nhiệt độ buồng, hệ thống điều hòa, các đèn chiếu sáng.

- Kiểm tra hệ thống bàn điều khiển, máy tính kết nối.

- Kiểm tra hệ thống van an toàn mặc định mở ởáp suất tối đa của buồng (van xả khí nén).

- Kiểm tra cửa sổ y tế (Medlock).

- Kiểm tra hệ thống giám sát bằnghình ảnh(Video) mọi hoạt động ởtrong buồng.

- Kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc trong, ngoài buồng và hệ thống giải trí nghe nhìn.

- Kiểm tra hệ thống đo lường của buồng như: đồng hồ đo áp suất trong buồng, nồng độ các khí đặc biệt là nồng độ ôxy ở trong buồng.

- Kiểm tra hệ thống van dự phòng ởtrong buồng.

- Tất cả đường dẫn khí ra và vào buồng phải được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh hỏng hóc.

2.2. Kiểm tra việc chuẩn bị các thiết bị kèm theo.

- Kiểmtra hệ thống cứu hỏa(bình chứa nước và phun nước cứu hỏa bằngkhí nén, các công tắc điện, vòi lắptrên trần buồng và vòi cầm tay).

- Máy hút áp lực âm hoặc chạy điện nhưng điện áp phải< 50 V và ổ cắm phải ở bên ngoài buồng.

- Màn hình theo dõi chức năng sống và bộ phận ghi phải đặt ở ngoài buồng.

- Kiểm tra các bình chứa khí nén.

- Kiểm tra hệ thống máy nén khí, máy sấy khô không khí.

- Kiểm tra bình chứa ôxy, các hệ thống van khóa và van an toàn.

2.3. Chuẩn bị đầy đủ thuốc, dụng cụ y tếcần thiết cho quá trình điều trị, cấp cứu, hồi sức người bệnh ở trong buồng.

3. Người bệnh

- Giải thích cho người bệnh quy trình điều trị.

- Khám lại lâm sàng, kiểm tra huyếtáp, mạch, khám tai mũi họng và chụp XQ tim phổi trước khi điều trị và ghi vào hồ sơ bệnh án.

- Hướng dẫn thực hành nghiệm pháp Valsalva.

- Không cho người bệnh mang bất kỳ đồ đạc dễ cháynổ vào trong buồng điều trị(no pocket).

- Thay quầnáo may bằng chất liệu 100% cotton cho người bệnh.

4. Hồ sơ bệnh án:Ghi chép hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Sắpxếp chỗphù hợp cho từng người bệnh, đóng cửa buồng bắtđầu quá trình tăng áp (với tốc độ 0,3m/phút tương đương 1 feed/phút hoặc có thể nhanh hơn tùy từng trường hợp).

2. Khi tăng đến áp suất điều trị, cho người bệnh thởôxy theo đúng phác đồ.

3. Hết thời gian thở ôxy, bắt đầu quá trình giảm áp theo đúng quy trình (với tốc độ 0,3m/phút).

4. Khi áp suất trong buồng bằng với áp suất khí quyểncho người bệnh nghi 2-3 phút trước khi ra khỏi buồng.

5. Thăm hỏi, khám lại người bệnh, ghi chép vào hồ sơ bệnh án.

VI. THEO DÕI

1. Nếungười bệnh bị tăng huyết áp trước khi vào buồng cao áp, xửtrí hạ huyết áp bằng thuốc, khi huyết áp bình thường cho người bệnh tiếp tục vào buồng điều trị.

2. Trong quá trình điều trị trong buồng, người bệnh bị tăng huyếtáp vẫn tiếp tục kiểm soát huyết áp để huyết áp trở về mức an toàn.

3. Theo dõi người bệnh nếu có hội chứngsợ buồng kín thì kịp thời giảithích, động viên người bệnh.

4. Trong quá trình tăng áp nếu người bệnh đau tức tai: thông báo với nhân viên y tế ngoài buồng cho dừng lại, nhân viên trong buồng hướng dẫn người bệnh làm lại Valsalva (hoặc ngáp, uống nước), nếu ổnthì tiếp tục tăng áp, nếu không ổn cho bệnh nhân nổi trở lại độsâu 1m nước và thực hiện lại cho đến khi người bệnh ổnthì lại tiếp tục, nếu đã làm như vậy mà người bệnh vẫn đau tai thì cho người bệnh dừng điều trị.

5. Trong trường hợp cần thiết phảicho một hoặc một số người bệnh ra ngoài, nhân viên y tế phải giải thích cho tất cả các người bệnh biết. Sau đó chuyển tất cả người bệnh từ buồng nhỏ sang buồng lớn và chuyểnngười bệnh cần ra ngoài sang buồng nhỏ, đóng cửa giữa2 buồng, giảm áp buồng nhỏ cho đến khiáp suất trong buồng nhỏ ngang bằngáp suất khí quyển thì cho người bệnh ra ngoài. Đóng cửa buồng nhỏ và tăng áp suất đến mức ngang bằngvới buồng lớn thì chuyểnngười bệnh từ buồng lớn sang buồng nhỏ để tiếp tục điều trị như ban đầu.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Thực hiện theo Quy trình 5.

Đọc thêm các quy trình và toàn bộ nội dung BẤM VÀO ĐÂY

 

Thomas Nguyen

Bài viết liên quan

Bàn ghế phòng đào tạo

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn

0903466215
0903466215