Bài 3. LIỆU PHÁP MYOFASCIAL RELEASE (MFR)
Như bạn đã đọc về sự liên quan của cơn đau (mãn tính) và Fascia ở bài trước. Chúng ta có thể dễ dàng hình dung rằng với tình trạng đau lưng, đau cổ vai gáy sẽ có các lớp cơ, Fascia bên dưới bị co rút, dính kết với nhau như thế nào.
Myofascia Release là một kỹ thuật thực hành an toàn và rất hiệu quả. Kỹ thuật được sử dụng bằng tay, dụng cụ, thiết bị RF như máy Vesta của Dsmedi kết hợp với công cụ MRF. Với việc tạo ra áp lực nhẹ nhàng và duy trì tác động từ từ sẽ giúp giải phóng kết dính fascia
Các chấn thương, phản ứng viêm hoặc các hạn chế do kết dính fascia hoặc tổn thương của nó có thể tạo ra một lực kéo khoảng 2000 pound/inch vuông lên các cấu trúc nhạy cảm. Với các xét nghiệm chuẩn đoán tiêu chuẩn như chụp x quang, điện cơ, chụp tủy... sẽ không được hiển thị lên điều đó.
Khi một vùng trên cơ thể bị đau, Fascia sẽ phản ứng, cơ cũng sẽ phản ứng, đó là những cơ quan nhạy cảm phản ứng lại đầu tiên. Khi cơ bị đau/ tổn thương/ co thắt sẽ tạo nên một sự dính kết/ cứng song song với Fascia trên chính cơ đó gọi là Trigger Point.
Vì thế khi nói đến cơn đau, các bác sĩ, chuyên viên sẽ thường nghĩ ngay đến cơ nào nằm bên dưới và bắt đầu tiến hành điều trị trên vùng cơ đó, mà gián tiếp cũng sẽ điều trị trên lớp Fascia của cơ đó. Và kỹ thuật cũng như liệu pháp điều trị phổ biến nhất chính là Myofascial Release (MFR)
“Myo” chính là cơ, vì thế liệu pháp này điều trị cả cơ lẫn Fascia ở vùng đó. Đây là liệu pháp giúp thư giãn, làm mềm, phục hồi lại cấu trúc cơ và Fascia tại chỗ, giúp làm mất các điểm kết dính, trigger point và các cơn đau.
Liệu pháp này có thể được thực hiện bằng tay hoặc kết hợp với các dụng cụ hoặc máy móc để hỗ trợ làm gia tăng hiệu quả điều trị.
Bạn có thể điều trị các cơn đau bằng thuốc, bằng phẫu thuật, nhưng hầu hết các điểm kết dính, trigger point đều luôn tồn tại ở đó, vì nó là kết quả của quá trình tổn thương, hoạt động lặp đi lặp lại, sử dụng quá mức… mà hầu hết các hoạt động hằng ngày của chúng ta đều không thể tránh khỏi. Vì thế với một giải pháp điều trị dễ dàng, thoải mái và không giới hạn số lần như MFR sẽ là một lựa chọn phù hợp.
Hiện nay, MFR không chỉ được áp dụng trong điều trị đau mà nó còn được dùng như một phương pháp “bảo dưỡng” cơ thể, giúp hỗ trợ tái tạo cơ, ngăn ngừa cơn đau khi nó chỉ mới hình thành. Trong thể thao, MFR đóng một vai trò quan trọng giúp phục hồi cơ và Fascia sau khi luyện tập, ngăn ngừa tổn thương do các vận động lặp đi lặp lại/ sử dụng quá mức ở các môn thể thao như tennis, bóng đá…