Bài 1. FASCIA LÀ GÌ
Khái niệm Fascia
Chúng ta hãy tưởng tượng như thế nào khi các cơ quan, các hệ cơ quan không có sự phân biệt rạch ròi với nhau, không có các “màng” bao bọc?
Bạn biết đấy, mỗi cơ quan trong cơ thể đều được phân tách và hỗ trợ để có thể độc lập hoạt động, “trượt” lên nhau, nhưng vẫn có thể liên kết và truyền tín hiệu một cách hiệu quả lẫn nhau.
Vâng, có một hệ thống rất quan trọng đảm nhận trách nhiệm này, đó là FASCIA. Một hệ thống có thể dễ dàng bị bỏ quên khi mà các thông tin y khoa hầu hết giới thiệu với chúng ta về các cơ quan, hệ cơ quan một cách riêng biệt.
Bạn có thể hình dung một cách dễ dàng về FASCIA thông qua hình ảnh này
Fascia được cấu thành từ mô liên kết với thành phần chính là protein và nước. Với vai trò chính là liên kết, tạo hình, bao bọc và liên lạc. Bạn có thể hình dung một bó cơ mà không được định hình bởi fascia sẽ trông như thế này.
Gần đây, Fascia đã được đưa vào các chương trình giảng dạy y khoa nhờ vào chức năng tuyệt vời của nó. Fascia trải khắp cơ thể chúng ta tạo thành các lớp màng bọc bao phủ toàn bộ các cơ và gân, cung cấp sức mạnh cho các dây chằng, hình thành độ lỏng trong máu và dịch cơ thể, bao bọc các cơ quan, các mạch máu, các dây thần kinh và lấp đầy các khoang cơ thể, có vai trò bảo vệ và hỗ trợ. Fascia liên kết phần da với các cơ quan và cấu trúc nằm sâu hơn phía dưới; nó thậm chí tự hình thành các cấu trúc bên trong của tế bào. Trong quá trình thực hiện tất cả các vai trò kể trên, Fascia đã hình thành một mạng lưới ba chiều trên khắp cơ thể chúng ta.
Bạn cũng có thể hình dung theo một cách sinh động và trực quan hơn là da của bạn giống như vỏ cam. Nếu da bạn là lớp vỏ ngoài của vỏ cam thì lớp dày hơn, trắng, xơ ngay cạnh lớp vỏ sẽ là lớp fascia của bạn. Giống như khi lột một quả cam, người ta thường bỏ đi những sợi trắng vì nghĩ rằng những sợi liên kết này không có tác dụng gì. Tuy nhiên,trong 20 năm trở lại đây các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Fascia không chỉ là một chất màu trắng vô dụng, mà trên thực tế bề mặt Fascia chứ rất nhiều thụ thể cảm giác cử động, vị trí, áp lực, đau và thậm chí số lượng còn nhiều hơn trên bề mặt da
.
Ở trạng thái bình thường, Fascia ở dạng lỏng, chứa một tỷ lệ lớn nước, tương ứng với 70% hàm lượng nước trong cơ thể của chúng ta. Hàm lượng chất lỏng cao giúp cho Fascia có thể dịch chuyển tự do khi chúng ta di chuyển, liên tục chuyển đổi hình dạng và mạng lưới ba chiều phức tạp của nó có thể tự thích nghi với mỗi một nhu cầu mà chúng ta cần.
Ngoài lớp Fascia nông nằm ngay phía dưới da, cơ thể cũng bao gồm cả lớp Fascia sâu với quy mô lớn hơn. Chúng ta hãy cùng xem xét một loạt các cơ quan nội tạng mà cơ thể tất cả chúng ta (hầu hết) đều gói gọn chúng trong các khoang bụng và khoang chậu: gan, dạ dày, thận, lá lách, bàng quang, và tử cung hoặc tuyến tiền liệt, chưa kể đến đường ống dài 9m được gọi là ống tiêu hóa. Mỗi một bộ phận kể trên đều cần duy trì diện tích không gian riêng của chính nó và đồng thời phải có khả năng thích ứng với các chuyển động cơ thể của chúng ta. Thậm chí một hành động đơn giản như gập người xuống để buộc dây giày cũng đòi hỏi tất cả các cơ quan kể trên phải dịch chuyển và trượt một cách dễ dàng, để có thể duy trì một môi trường không gian hài hòa. Chính các lớp Fascia có khả năng dịch chuyển tự do giống như một lớp màng bọc ni-lông trơn dầu, bao bọc xung quanh các cơ quan kể trên, đã giúp các cơ quan này có thể dịch chuyển như vậy.
Fascia hoạt động như thế nào?
Hiểu biết về cách Fascia hoạt động chính là chìa khóa để khai thác sức mạnh của Fascia trong điều trị các chứng đau mãn tính.
Fascia có lực kéo là 2.000 lb (~907kg) trên mỗi inch vuông (gần tương đương với lực từ trọng lượng cơ thể một chú gấu trúc ngồi lên người bạn!). Chính sức mạnh của Fascia giúp giữ cơ thể thành một khối liên kết vào nhau, duy trì được hình dạng của nó và giúp cơ thể chuyển động.
Ở bên trong cơ thể, Fascia tạo ra một cấu trúc cân bằng hoàn hảo, mạnh mẽ và linh hoạt, đồng thời có thể điều chỉnh phù hợp với những thay đổi về lực căng tác động lên nó mà không làm mất đi trạng thái cấu trúc của nó. Trong kiến trúc, cấu trúc như trên được gọi là Tensegrity. Các cấu trúc Tensegrity tạo ra một sự linh hoạt và chắc chắn vượt trội nhưng kết cấu lại rất nhẹ nhàng. Bạn sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng cấu trúc này được NASA dùng để thiết kế robot ngoài trái đất nhờ ưu điểm vượt bật của nó.
Cấu trúc Tensegrity của Fascia giúp định hình sức mạnh và cấu trúc của nó. Còn hàm lượng nước cao của Fascia giúp nó có một đặc tính khác liên quan đến khả năng đàn hồi và độ bật nảy.
Màng protein dạng lưới có vai trò liên kết nước vào Fascia giúp nó có khả năng giống như một chiếc bạt nhún lò xò (trampoline) có tính đàn hồi và bật nảy. Khả năng này được gọi là tính nhớt đàn hồi. Sự kết hợp giữa nước và protein trong Fascia tạo ra độ đặc sệt giống như gel với đặc tính được gọi là thixotropy.
Đặc tính thixotropy là khả năng thay đổi độ sệt một cách đáng kể, chuyển từ dạng gel sang dạng lỏng, và từ gel sang dạng chất rắn hơn. Đặc tính thixotropy được kích hoạt bởi nhiệt và lực cơ học. Nếu bạn để một chất có đặc tính thixopropy chịu một tác động lực nhanh và mạnh, nó sẽ lập tức sinh ra phản ứng kháng cự lại và trở nên rắn hơn, nhưng nếu bạn tạo một lực xoa bóp nhẹ nhàng liên tục, nó sẽ “tan chảy” và trở nên lỏng. Đặc tính trixotropy giúp giải thích tại sao các chấn thương ở những vết thương do bị tác động lực mạnh như trong tai nạn hoặc phẫu thuật, có thể khiến cho Fascia trở nên đặc lại và bị tắc nghẽn (gây phát sinh các vấn đề); và nó cũng giải thích làm thế nào để giải phóng Fascia bị tắc nghẽn thông qua việc tác động lực xoa bóp nhẹ nhàng có độ ấm trong liệu pháp Myofascial Release (MFR) có tính thực hành cao.
Giữa hai thái cực này, đặc tính thixotropy và các đặc tính nhất định khác của protein cũng giải thích làm thế nào mà việc sử dụng quá mức bộ phận cơ thể trong một thời gian liên tục có thể dấn đến việc Fascia bị sệt và đặc, dẫn đến chấn thương do vận động lặp đi lặp lại và các tình trạng bệnh mãn tính.
Một lần nữa, nó cũng giúp giải thích làm thế nào mà Liệu pháp Myofascial Release (MFR) có thể điều trị thành công những tình trạng bệnh kể trên. Hãy tưởng tượng, cơ thể chúng ta sẽ như thế nào nếu các cơ quan, các hệ cơ quan không có sự phân biệt rạch ròi với nhau, không có các “màng” bao bọc?
Nguyên lý điều trị Fascia là tạo một áp lực lên nó và trượt nhẹ và từ từ ở những mô sâu vì nó có kết cấu dạng ma trận và tác dụng nhanh thì không có ý nghĩa. Nếu kết hợp với máy trị liệu thấu nhiệt thì hiệu quả nó sẽ tăng lên gấp bội do hiệu ứng nhiệt giúp giải phóng kết dính tốt hơn. Có thể tham khảo một trong những thiết bị điều trị hiệu quả tại đây
Thomas Nguyen